Cách Mặc Quần Áo Bảo Hộ Đảm Bảo An Toàn Lao Động

Tại mỗi công trình xây dựng hay công xưởng sản xuất thì chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp khẩu hiệu ” An toàn là trên hết”. Điều đó có nghĩa là tính mạng, sức khỏe của mỗi con người là rất quan trọng.

Trong môi trường làm việc nguy hiểm thì mọi rủi ro đều có thể xảy ra và đe dọa sức khỏe của người lao động bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà sự ra đời của những bộ quần áo lao động mang vai trò và tầm quan trọng rất lớn. Vậy cách mặc quần áo bảo hộ như thế nào là đúng và đảm bao nhất nhằm phát huy được hết tối đa tác dụng của chúng mới là vấn đề mà người nào cũng nên để ý tới. Hãy cùng Đồng Phục JK tìm hiểu ở bài viết này nhé!

cach-mac-quan-ao-bao-ho-an-toan

Tiêu chuẩn cấp phát đồ và cách mặc quần áo bảo hộ cho lao động

Quy định cấp phát đồ bảo hộ

  • Người dùng lao động căn cứ vào nhân tố của môi trường lao động tại nhà xưởng, công trình của mình quản lý cũng như kết hợp với việc ghi nhận những ý kiến và tham khảo đóng góp bên tổ công đoàn để đưa ra phương thức về thời hạn của các công cụ bảo hộ lao động cho phù hợp
  • Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và trách nhiệm lập sổ cấp phát, theo dõi việc đồ vật, phương tiện bảo hộ lao động đúng như mẫu tại phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH, cùng lúc phải có chữ ký của người lao động đồ bảo hộ xác nhận.
  • Dựa theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định tại Phụ lục 1 ban hành yêu cầu người dùng lao động thay đổi phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc bổ sung mới cho thích hợp với điều kiện thực tế là quyền lợi của công nhân.
  • Việc cấp phát các dụng cụ bảo vệ cá nhân đối với những người tới học tập, tham quan sẽ được người sử dụng lao động cấp phát để sử dụng tùy theo yêu cầu cụ thể.
  • Hành vi tự cấp phát tiền từ người sử dụng lao động cho người lao động tự tiện đi mua dụng cụ bảo hộ lao động sẽ bị ngăn cấm tuyệt đối.

Cách mặc quần áo bảo hộ từng ngành đúng cách

Tham khảo các vật dụng, thiết bị bảo hộ trang bị cho từng ngành

STT

NGÀNH NGHỀ

CẦN TRÁNH

CẦN TRANG BỊ

 

A. Cơ khí

   

1

Hàn điện

Tia lửa bắn người, quần áo. Ánh sáng chói hai mắt và bị điện giật.

Mặt nạ hàn cho thợ chính, kính hàn cho thợ phụ, bao tay, giày da với cổ đế cao su, quần yếm vải xanh. 

2

Hà xi

Tia lửa bắn người, quần áo, ánh sáng chói mắt

Kính hàn, găng tay bảo hộ

3

Mạ kền (thợ cạo rĩ, đánh bóng)

Bụi kim loại độc

Kính che mắt, khẩu trang, yếm bảo hộ

4

Mạ kền (thợ sử dụng bễ mạ)

Nước mạ ăn tay

Găng tay cao su, yếm bảo hộ

5

Sửa chữa máy

Bụi bẩn, dầu mỡ, lúc phải chui vào hòm máy hoặc nằm ngửa dưới gầm máy hoặc tháo lắp các máy lớn

quần áo đính liền, mũ vải để làm việc, khẩu trang.

6

Rèn

Tia lửa bắn vào người. Tay cọ xát vào sắt

găng tay vải cầm kìm của thợ cả, nghệt vải che kín bàn chân, yếm vải bạt

7

Tiện

Mảnh kim loại bắn vào mắt. Nước, dầu mỡ bắn vào người

Kính che mắt ,yếm

8

Thợ nguội

Nước, dầu mỡ bắn vào người

Yếm

9

Khoan

Tóc quấn vào máy, dầu mỡ bắn vào người

Yếm

10

Điều khiển máy dọc

Bụi mạt cưa

Khẩu trang, kính che mắt

11

Điều khiển cưa, cưu vĩ buồm

Bụi cưa, mảnh gỗ đâm vào tay

Khẩu trang, kính che mắt. Yếm dây bằng da để che cả ngực và bụng

 

B. Điện

   

12

Coi máy phát điện cao thế

Điện giật

Thảm cao su cách điện, găng tay cao su, ủng cao su

13

Lắp đường dây

Điện giật, ngã từ trên cao xuống, tay bị cọt xát mạnh khi kéo giây điện

Dây da an toàn, găng tay bảo vệ

 

C. Hàm lò

   

14

Khoan đá sử dụng máy, cầm tay

Hít phải bụi đá, mảnh đá bắn vào mắt, vào người, tay và bụng bị rung chuyển mạnh

Khẩu trang, kính che mắt, găng tay, đệm lót bụng để tì khoan

15

Đục lỗ mìn

Hít phải bụi, đá, mảnh đá bắn vào mắt, tay cầm choòng bị cọ xát mạnh

Khẩu trang, kính che mặt, găng tay vải bạt, dây đai an toàn.

16

Đào lò, giếng

Đất, đá rơi xuống đầu.

Mũ che đầu, ủng cao su

17

Đoàn thăm do địa chất

Trượt chân lúc leo núi cao, rắn, rết cắn khi đi rừng, khát nước ở giữa đường

Giầy để leo núi, áo mưa, bình đựng nước

 

D. Hóa chất

   

18

Pha chế axít

Axít làm cháy da

găng cao su, áo khoác, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc khi làm việc với hóa chất

 

19

Nấu hắc ín, nhựa đường

Khí độc bay vào mắt. Hắc hoặc bị bắn vào người

Kính che mắt, găng tay bạt, yếm vải bạt, khẩu trang

20

Làm công việc phải tiếp xúc nhiều với xăng chì

Nhiễm độc xăng chì

găng tay cao su, áo quần dính liền nhau,  giày vải

21

Sơn xi

Nhiễm độc của sơn xi (những giọt li ti của sơn xi bay trong không khí)

Kính che mắt, áo quần liền nhau, mũ vải, khẩu trang, có thể bổ sung thêm mặt nạ phòng độc

22

Sơn thường

Sơn và dầu sơn bắn vào người

Quần áo bảo hộ lúc làm việc, mũ vải

23

Đóng bao xi măng, bao phốt phát

Bụi xi măng và phốt phát vào người, qua đường hô hấp, bụi xi măng khiến hại da.

áo quần bảo hộ trong khi làm việc. Mũ hay khăn trùm đầu, khẩu trang

24

Quét đường cái

Bụi và vi trùng vào người, vào miệng, mũi,…

 khẩu trang, quần áo bảo hộ

25

Thông cống ngầm

Nước cống rãnh bắn vào người khiến nhiễm trùng. Dẫm phải mãnh chai trong cống rãnh

Mũ nilon, quần cụt, áo ngắn tay, dép cao su

26

E. Lò nóng

   

27

Nấu thủy tinh

tương đối nóng và ánh sáng chói làm ảnh hưởng xấu đến mắt

Kính đen, găng tay bảo vệ

28

Thổi thủy tinh

-nt-

-nt-

Nhìn chung, để đồng phục bảo hộ phát huy tối đa công dụng, kiểm soát được an toàn cho người lao động thì cần trang bị bảo hộ kỹ càng từ quần áo, găng tay, kính, mũ, mặt nạ, giày bảo ( tùy theo đặc thù của từng công việc)

Quần áo cũng như các trang thiết bị bảo hộ khác cần dùng chất liệu tốt nhất, đúng tiêu chuẩn bảo hộ để đảm bảo yếu tố gọn gàng thoáng mát cho người mặc trong quá trình làm việc.

Trên đây là một số chia sẽ về cách mặc quần áo bảo hộ đúng nhất để đảm bảo an toàn cho người lao động. Bảo Hộ JK hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn .

Nếu cần tư vấn thêm thì liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhé. Hỗ trợ 24/7: 0936.647.467  – 0962.004.400