Quy Định Màu Nón Bảo Hộ | Phân Biệt Chức Vụ Thông Qua Màu Nón

Trong những công trình đạt tiêu chuẩn quốc tế hoặc Việt Nam, việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động là điều bắt buộc. Bao gồm:  mũ bảo hộ, đồng phục bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay….. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng cần được chú trọng là quy định màu nón bảo hộ, vì nó giúp phân biệt chức vụ của những người làm việc tại công trình. Dựa trên màu sắc nón bảo hộ sẽ giúp ta dễ dàng nhận biết, liên lạc và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc.

Vậy cụ thể, màu nón quy định như thế nào thì cùng Bảo Hộ JK tìm hiểu ở bài viết này nhé!

quy-dinh-mau-non-bao-ho-lao-dong

Mũ bảo hộ là gì và quy định màu nón bảo hộ lao động.

Mũ bảo hộ là gì?

Mũ bảo hộ đơn giản chỉ là những chiếc mũ được làm từ nhựa (như nhựa ABS, PVC, HDPE, …) Và có núm điều chỉnh để ôm vừa vặn và chắc chắn trên vòm đầu. Nhằm giảm tối đa các lực tác động vào đầu và bảo vệ an toàn cho phần sọ não.

Mũ bảo hộ lao động thường được sử dụng chủ yếu trong các môi trường làm việc như:  tại các khu công nghiệp và ngành xây dựng, nội thất…. Nhằm bảo vệ phần đầu các tác động xấu trong quá trình làm việc như: mảnh vở rơi, va đập với vật liệu…

Cấu tạo của mũ bảo hộ gồm 3 bộ phận chính:

  • Phần vỏ mũ: đây được xem là yếu tố quan trọng nhất của mũ bảo hộ, đóng vai trò quyết định khả năng bảo vệ an toàn cho người lao động. Chất liệu thường được sử dụng để chế tạo phần vỏ mũ là các loại nhựa cao cấp. Trong đó ABS là vật liệu tốt nhất do khả năng chịu nhiệt và lực tác động cao hơn nhiều lần so với các vật liệu khác.
  • Phần vành mũ: được thiết kế với các rãnh để ngăn và hạn chế việc nước chảy vào mặt khi làm việc ngoài trời. Đồng thời, rãnh này cũng cho phép người lao động có thể lắp thêm các thiết bị như đèn pin, nút tai chống ồn hoặc mặt nạ phòng độc.
  • Phần đai của mũ bảo hộ: được làm từ sợi tổng hợp chất lượng cao, mang tính bền và chắc chắn. Mỗi loại mũ thường đi kèm với các loại đai khác nhau, thường có 4 hoặc 6 đai có thể tháo rời và lắp đặt dễ dàng, tiện lợi cho việc vệ sinh và thay thế khi cần thiết trong quá trình làm việc. Đai mũ cũng được thiết kế với miếng đệm nhằm hấp thụ mồ hôi cho người sử dụng, tạo cảm giác thoải mái.
  • Phần quai: được làm từ vải sợi mềm, có độ dài có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng người sử dụng. Quai mũ có chức năng giữ mũ chắc chắn và định vị cho người lao động làm việc ở độ cao và trong điều kiện gió mạnh.

Tầm quan trọng của mũ bảo hộ lao động

Môi trường làm việc trên công trường xây dựng đặc thù và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thậm chí tính mạng của những người làm việc. Do đó, việc trang bị mũ bảo hộ là hoàn toàn cần thiết.

Hãy thận trọng và đối xử nghiêm túc với vấn đề này, tránh việc coi nhẹ việc sử dụng mũ bảo hộ như một biện pháp đối phó bình thường.

Ý nghĩa – quy định màu nón bảo hộ

Bạn có bao giờ tự hỏi về ý nghĩa của quy định màu nón bảo hộ lao động và công việc nào yêu cầu đội mũ màu gì chưa?

phan-biet-mau-mu-bao-ho-lao-dong

Thông thường, mỗi màu sắc mũ bảo hộ sẽ phù hợp với các công việc khác nhau. Ngay cả trong cùng một công việc, màu sắc của mũ bảo hộ cũng giúp chúng ta phân biệt rõ ràng về cách làm việc của từng người. Dưới đây là các thông tin cụ thể:

  • Mũ bảo hộ màu trắng

Mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và thường được dành cho các cấp quản lý cao như: đốc công, giám sát công trình, kỹ sư. Hoặc những người có chuyên môn và kinh nghiệm cao trong ngành.

Điều đặc biệt là chỉ một số nhà quản lý mới được phép sử dụng màu mũ này khi bạn quan sát kỹ tại các công trường xây dựng.

Trên thị trường hiện nay, mũ bảo hộ màu trắng được phân phối rộng rãi bởi các thương hiệu hàng đầu như: COV Hàn Quốc, North Mỹ, 3M, SSEDA Hàn Quốc, ECO3D….

  • Mũ bảo hộ màu vàng

Được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành công nghiệp hiện nay. Loại nón này bạn cũng có thể bắt gặp thường xuyên tại các công trường xây dựng và trong các công việc vệ sinh môi trường trên các tuyến đường.

  • Mũ bảo hộ màu xanh dương

Thường được ưu tiên sử dụng cho các công nhân trong ngành kỹ thuật nói chung. Và bao gồm công nhân thủy điện, nhân viên sửa chữa tòa nhà và nhà máy công nghiệp..

  • Mũ bảo hộ màu xám

Thường được sử dụng đặc biệt cho các khách tham quan tới công trường đang thi công.

  • Mũ bảo hộ lao động màu cam

Thường được đội bởi các công nhân trong ngành xây dựng đường bộ và cũng sử dụng cho những người giám sát trong ngành điện.

  • Mũ bảo hộ màu xanh lá cây

Thường được dành riêng cho các thanh tra an toàn lao động. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng cho công nhân mới hoặc nhân viên tập sự.

  • Mũ bảo hộ màu đỏ

Được thiết kế đặc biệt cho những người đảm nhiệm chức vụ quản lý dự án. Ngoài ra, đây cũng là loại mũ chuyên dụng dành cho những người làm việc trong lĩnh vực cứu hỏa và phòng cháy chữa cháy.

  • Mũ bảo hộ màu nâu

Thường được sử dụng chủ yếu cho các thợ hàn xì và công nhân làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao.

  • Mũ bảo hộ màu hồng

Được cung cấp cho những người lao động nếu họ quên mũ hoặc để mất mũ bảo hộ của mình. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho họ trong quá trình làm việc.

Lưu ý: Hệ thống màu cho mũ bảo hiểm là một khái niệm tổng quát và không có quy định cụ thể trong ngành công nghiệp. Có những công ty không tuân thủ đầy đủ hệ thống màu mũ như đã đề cập, do đó, trước khi bắt đầu công trình mới, cần tham khảo thông tin chi tiết. Một số nơi có quy định về màu sắc của mũ bảo hộ trong hợp đồng thi công xây dựng. Có những nơi quy định được đưa ra trong Nội quy công trường, trong khi ở những nơi khác, màu sắc được quy định trong Kế hoạch an toàn do Nhà thầu đề ra và được chủ đầu tư phê duyệt.

Trên đây là một số thông tin về quy định màu nón bảo hộ lao động. Hy vọng bài viết sẽ có thể giúp ích được cho bạn. Cho Bảo Hộ JK biết qua Hotline: 0936.647.467 – 0962.004.400 nếu bạn cần hỗ trợ thêm nhé!